TRƯỜNG THPT HÒN GAI - 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
I. VÀI NÉT VỀ
LỊCH SỬ Trường
Trung học phổ thông Hòn Gai được thành lập từ năm 1959. Đây là ngôi trường Trung học
phổ thông đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh.
Khi mới thành lập trường mang tên
cấp II - III Hòn Gai. Năm học 1965-1966, khối cấp III sơ tán vào Giáp khẩu, khối cấp
II sơ tán vào Đại Yên. Từ năm học 1966-1967, khối cấp II được tách thành trường
riêng. Khối cấp III gồm: 2 lớp 8, 2 lớp 9 và 1 lớp 10 hình thành nên Trường cấp III
Hòn Gai. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, trường đã phải sơ tán ở
nhiều địa điểm mhư: Bằng Cả, Giáp Khẩu, Sơn Dương, Công Kêu, Cái Đá ... .Tên trường
cũng đã nhiều lần thay đổi: lúc đầu mang tên trường cấp II-III Hòn Gai, Trường phổ
thông trung học Hồng Gai, Trường Trung học chuyên ban Hồng Gai và nay là trường
Trung học phổ thông Hòn Gai.
Lịch sử nhà trường trong suốt 50 năm qua có thể
chia ra thành 3 giai đoạn:
1- Thời kỳ 1959 đến 1975: Giai
đoạn sơ khai, đi sơ tán chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc và đấu
tranh thống nhất nước nhà.
+ Giai đoạn 1959 đến 1964: trường vừa mới thành
lập, lúc đầu chỉ có 1 lớp 8, sau đó khi liên cấp II + III mới có khối lớp 9 và
10. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập.
+ Giai đoạn 1964
đến 1975: Quy mô khối lớp đã tăng lên, vừa học vừa sơ tán chống chiến tranh phá hoại
của giặc Mỹ, vừa chi viện sức người sức của cho giải phóng miền Nam. Trong đội ngũ
điệp trùng đi cứu nước có đông đảo thầy giáo và học sinh của nhà trường tham
gia.
2- Thời kỳ 1976 đến 1986: Thời kỳ cả nước xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Thầy và trò nhà trường đã có những đóng góp xứng đáng trong việc
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Quy mô lớp ngày một tăng
lên, có thời điểm lên tới 54 lớp với trên 2.000 học sinh, tạo nguồn nhân lực dồi dào
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Vị thế, vai trò của người thầy được xã hội
tôn vinh.
3- Thời kỳ 1987 đến 2010: Thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
+ Giai đoạn 1987 đến 2002: Bắt đầu của thời kỳ đổi
mới.
+ Giai đoạn 2002 đến 2010: Xây dựng và hình thành cơ chế mới trong trường
Trung học phổ thông Hòn Gai với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính. Tổ chức triển khai đổi mới, tạo bước
đi phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của nhà trường.
II. VINH DỰ VÀ
TỰ HÀO 1. Nhà trường góp phần nâng cao dân
trí.
Cùng với
các trường Trung học phổ thông trong tỉnh, hàng năm trường Trung học phổ thông Hòn
Gai đã tiếp nhận từ 495 đến 525 học sinh trung học cơ sở vào học tập tại
trường và có từ 499 đến 527 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, góp phần đào
tạo nguồn nhân lực cho Thành phố Hạ long, tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc.
2. Đào tạo nhân lực.
Rời ghế nhà
trường, qua đào tạo Trung cấp, Cao đẳng và Đại học, nhiều học sinh của mái trường
THPT Hòn Gai đã trưởng thành và đang đóng góp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Hơn nửa thế kỷ qua, nhà trường đã góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước. Đó là hàng trăm trí thức có học hàm, học vị cao, đội ngũ các
Giám đốc, phó Giám đốc mỏ, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể trong và ngoài tỉnh.
Nhiều học sinh đã trở thành cô giáo, thầy giáo, kỹ sư, bác sỹ, nhà báo, nhà văn và
nhà hoạt động chính trị có uy tín. Số còn lại, các em đang có mặt trên nhiều lĩnh
vực công tác, góp sức xây dựng quê hương Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh.
Chúng ta cũng
không thể quên hàng trăm học sinh cùng các thầy giáo đã tham gia quân ngũ. Trong số
họ, nhiều người đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc. Tấm gương của các anh hùng, liệt sỹ
mãi mãi là gương sáng cho chúng ta noi theo.
3. Bồi dưỡng nhân
tài. Trong 50 năm qua, học
sinh của trường nhiều người đã thành danh, tên tuổi của họ đã làm rạng rỡ trang sử
truyền thống của nhà trường, được cả nước biết đến và bạn bè quốc tế khâm phục. Đó
là anh hùng quân đội Đỗ Viết Cường, nghệ sỹ nhân dân Lê Dung.
Nhiều Học viện, Trường
Đại học trong nước và Quốc tế có học sinh trường Trung học phổ thông Hòn Gai theo
học hoặc làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, các em đã trở thành niềm tự
hào của nhà trường.
4. Tôn sư trọng đạo.
Do chiến tranh
phá hoại, trường đã 4 lần đi sơ tán thay đổi địa điểm nên việc lưu trữ, quản lý hồ
sơ gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, công việc thống kê số lượng các thầy cô giáo và cán bộ
công nhân viên công tác tại trường qua các thời kỳ không tránh khỏi những thiếu sót.
Song với sự cố gắng, đến nay nhà trường đã có những số liệu cụ thể là:
Trong hơn 50 năm qua, nhà trường đã đón nhận 468 thầy cô giáo về công tác tại trường
:
+ Hiệu trưởng: 11 đồng chí
+ Phó Hiệu trưởng: 22 đồng
chí
+ Giáo viên cấp II: 45 thầy cô giáo
+ Giáo viên THPT: 424 thầy cô
giáo; trong đó tính theo môn:
Ngữ văn : 74 Lịch sử :
21 Địa lý : 18 GDCD : 17
Ngoại ngữ :
38 Song ngữ :
26 Toán - Tin :
74 Vật lý - KTCN : 49
Hoá học : 31 Sinh vật - KTNN :
25 Thể dục-Nhạc- Hoạ
:23 Hành chính : 27
Hầu hết cán bộ công
nhân viên và giáo viên đều tâm huyết với nghề, tích cực tham gia lao động cống hiến
xây dựng nhà trường.
III. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG - Năm
1994, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
Ba.
- Năm 1999, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương
Lao động hạng Nhì.
- Năm 2004, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Năm 2010, nhà trường vinh dự được Chủ
tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Tự hào về truyền thống,
thày và trò nhà trường đã không ngừng phấn đấu để phát huy truyền thống tốt đẹp “Dạy
tốt - Học tốt”.
1. Xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Xuất phát từ quan điểm “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
...”, nhà trường đã không ngừng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ bằng các hình thức
:
- Tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, Thạc
sỹ.
- Xem xét tuyển chọn giáo viên đi học để nâng cao
trình độ.
- Tổ chức đào tạo tại chỗ.
- Thực hiện tinh giảm biên chế.
Với cách làm trên, đến nay
nhà trường đã tuyển được 24 Thạc sỹ ở các bộ môn khoa học cơ bản. Hàng năm trường có
từ 58 đến 68 giáo viên giỏi cấp cơ sở và 19 đến 23 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Nhiều
thầy cô giáo được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp Tỉnh và Chiến sỹ thi
đua Toàn Quốc.
Đội ngũ cán bộ cốt cán của trường năng động sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực đổi mới trong chỉ đạo chuyên môn và quản lý nhà
trường.
2. Đáp ứng nhu cầu của người học.
“Mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục
chất lượng cao trong trường Trung học phổ thông Hòn Gai với cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính” đã khẳng
định chất lượng đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của người học trong xu thế hiện
nay.
3. Duy trì chất lượng văn hóa ( tính từ năm 2004 đến
2010). - Học sinh lớp 10 và 11 lên lớp sau khi thi
lại đạt 98 đến 99 %.
- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ
thông đạt 99,98%.
- Tỷ lệ học sinh thi đỗ Đại học, Cao đẳng từ
50,7 đến 82%. Riêng năm học 2009 - 2010, trường đứng thứ 180 trong tốp 200 trường có
điểm thi cao trên tổng số hơn 3.000 trường THPT toàn quốc.
- Số
giải học sinh giỏi cấp tỉnh tăng từ 93 lên 123 giải; đứng thứ nhì toàn
tỉnh.
- Số học sinh đạt giải quốc gia từ 5 đến 9 em.
- Số học sinh đạt giải quốc tế có từ 1- 2
em.
4. Tăng cường giáo dục đạo đức học
sinh. Giáo dục đạo đức học sinh được nhà trường
quan tâm đúng mức, gắn việc dạy chữ cùng với dạy người. Do đó, hạnh kiểm học sinh có
tiến bộ, tỷ lệ học sinh xếp loại tốt khá chiếm trên 90%. Loại yếu giảm dần.
5. Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. Kết hợp
nguồn ngân sách được cấp, đóng góp của giáo viên và các nguồn huy động hợp pháp
khác, nhà trường đã xây dựng thêm khu nhà học chất lượng cao 5 tầng và Nhà tập Đa
năng cho học sinh luyện tập.
Đến nay, trường đã có trên 50 phòng
học và 8 phòng bộ môn đảm bảo để toàn trường về học một ca. Trang thiết bị trong mỗi
lớp do học sinh tự quản gồm: 02 máy điều hòa 18.000 BTU hai chiều, 01 máy Pojecter,
18 bộ bàn ghế mới, 01 bộ loa trợ giảng, 01 máy chiếu Đa vật thể, và cá biệt có phòng
học còn được trang bị TV 50 inch để phục vụ học tập. Lắp đặt 13 Camera theo dõi hoạt
động chung toàn trường và Internet không dây để khai thác trực tiếp trên lớp, lập
trang Web và Thư viện điện tử của trường.
Cơ sở vật chất nhà
trường được đầu tư khang trang xứng tầm với một nhà trường lớn được đông đảo các
trường trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập.
IV- CÁC HÌNH THỨC
KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN - Năm học 2004-2005, Nhà trường được
Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác TDTT và
phong trào Hội khoẻ Phù Đổng giai đoạn 2000- 2004, Bằng khen của UBND tỉnh Quảng
Ninh về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm 2000-2004,. Bằng
khen của Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh năm học 2004-2005.
- Năm
2004, nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng
nhất.
- Năm học 2005-2006 : Nhà trường được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng
khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2005-2006. Bằng khen “Cơ
quan giỏi năm 2005”. Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thành tích thực hiện
tốt chính sách BHXH năm 2005.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba năm
2005.
- Năm học 2006-2007 Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng
khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2006-2007.
- Năm học
2007-2008: Nhà trường được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối THPT
tỉnh Quảng Ninh .
- Năm học 2008-2009: Nhà trường được Bộ Giáo dục và
Đào tạo tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu khối THPT toàn quốc; Thủ tướng Chính phủ
tặng Bằng khen.
- Năm học 2009-2010:
Trường được công nhận
Trường chuẩn Quốc gia. Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc
lập hạng ba năm 2010.
Công đoàn nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng ba năm 2010.
Nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước,
Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh và các Bộ tặng thưởng Huân chương Lao động, danh hiệu
Chiến sỹ thi đua toàn quốc, phong tặng Nhà giáo ưu tú, Bằng khen ...
* Đảng bộ
nhà trường nhiều năm liền đạt Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, được Thành uỷ Hạ long,
Tỉnh uỷ Quảng Ninh biểu dương và khen thưởng.